Nâng cao trải nghiệm khách hàng cũng chính là phương thức giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu. Điển hình nhất là trải nghiệm khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Theo Philip Kotler, sự hài lòng của khách hàng là mức độ cảm xúc của một người qua so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ.
Vậy để đáp ứng nhu cầu trên cả mức độ kì vọng của khách hàng, thì các doanh nghiệp phải đem đến cho họ những trải nghiệm về dịch vụ, sản phẩm tốt nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại sao nâng cao trải nghiệm khách hàng lại là chìa khóa trong kinh doanh dịch vụ.
Mục lục bài viết
Vậy trải nghiệm khách hàng là gì?
Trải nghiệm khách hàng (Customer experience) được xác định bới các trải nghiệm mà khách hàng nhận được từ doanh nghiệp của bạn trong suốt toàn bộ hành trình của khách hàng, từ lần đầu tiên tiếp xúc đến khi trở thành khách hàng trung thành.
Tại sao trong kinh doanh dịch vụ phải nâng cao trải nghiệm khách hàng?
Việc mang lại những giá trị, những trải nghiệm tốt đến với khách hàng cũng đem lại những lợi ích cho chính doanh nghiệp của bạn
Thắt chặt mối quan hệ với Khách hàng:
Nâng cao trải nghiệm khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng lâu hơn. Ngoài ra, nó cũng là cách để doanh nghiệp tăng hiệu quả trong việc quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM). Khi khách hàng nhận được những trải nghiệm tốt, họ có thể sẽ sử dụng dịch vụ nhiều lần. Từ đó, khách hàng mới sẽ trở thành khách hàng trung thành, hợp tác lâu dài với công ty.
Đọc thêm: Callbot – Giải Pháp Thông Minh Trong Chăm Sóc Khách Hàng
Đem dịch vụ của Công ty đến với khách hàng mới
Khách hàng trung thành đôi khi chính là đại sứ thương hiệu cho công ty bạn. Khi họ cảm nhận được sự hài lòng từ dịch vụ mà bạn đem lại, họ sẽ dành những đánh giá tốt dành cho công ty bạn. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ lan tỏa sự hài lòng của mình về dịch vụ của công ty đến với những người khác. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút ánh nhìn của khách hàng tiềm năng, và biến họ trở thành những người sử dụng dịch vụ tiếp theo.
Tăng trưởng Doanh Thu
Tăng mức độ hài lòng của khách hàng cũng là cách để tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài việc thu được lợi nhuận từ số lượng khách hàng đang tăng lên, thì công ty có thể thu được từ việc khách hàng chi trả nhiều tiền hơn để được trải nghiệm dịch vụ của công ty. Theo như số liệu thống kê vào năm 2020, 86% người mua sẽ trả nhiều tiền hơn để có trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Đây là sự thay đổi tích cực đối với ngành dịch vụ.
Cách thức nâng cao trải nghiệm khách hàng
Dưới đây sẽ là một số cách mà doanh nghiệp thường áp dụng trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng:
Áp dụng công nghệ thông tin:
Các công ty hiện nay có xu hướng áp dụng công nghệ để biến trải nghiệm khách hàng trở nên thú vị hơn. Công nghệ thông tin vừa có thể thực hiện chiến lực cá nhân hóa khách hàng vừa tiết kiệm chi phí. Mới đây, giải pháp Callbot đã được đưa vào như một tư vấn viên giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Callbot có thể tự động gọi điện đến hàng ngàn khách hàng chỉ bằng một chiếc click.
Với khả năng này, Callbot có thể thực hiện các thao tác như hỏi thăm, nhắc lịch, chúc mừng sinh nhật đến từng cá nhân khách hàng. Ngoài ra, Callbot luôn túc trực 24/7 để phản hồi lại các yêu cầu của khách hàng. Callbot giúp cho hành trình trải nghiệm dịch vụ của khách hàng trở nên tốt hơn rất nhiều.
Đọc thêm: Callbot UCALL – Nền Tảng Gọi Tự Động Tiết Kiệm 80% Chi Phí Telesales
Cá nhân hóa khách hàng:
Cá nhân hóa khách hàng là việc sử dụng thông tin chi tiết mà doanh nghiệp đã tìm hiểu và thu thập được về khách hàng – để tạo ra các hoạt động quảng bá hướng đến đối tượng mục tiêu. Đối với hình thức này, doanh nghiệp thể hiện rằng mình hiểu rất rõ về khách hàng và khiến cho họ cảm nhận được sự quan tâm, ưu ái.
Có rất nhiều cách thức để cá nhân hóa khách hàng. Ví dụ như doanh nghiệp thay đổi dịch vụ theo sở thích riêng của khách hàng, doanh nghiệp để tên khách hàng là người nhận khi gửi email,… Một con số thực tế cho biết 75% các doanh nghiệp đã trải nghiệm một số hình thức cá nhân hóa và 90% trong số họ nhận thức được tầm quan trọng của điều này.
Đọc thêm: Thực Hiện Khảo Sát Khách Hàng Bằng Callbot xu hướng 2022
Áp dụng quy mô Omnichannel:
Omnichannel (bán hàng đa kênh) một mô hình bán hàng toàn diện, đặt trọng tâm vào trải nghiệm của khách hàng. Với mô hình này, tất cả các kênh bán hàng sẽ được đồng bộ với nhau về các thông tin quản lý như dịch vụ, khách hàng, khuyến mãi,…
Mô hình Omnichannel giúp khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về dịch vụ trên kênh bán hàng online nhưng có thể mua sản phẩm tại cửa hàng, và ngược lại. Áp dụng mô hình Omnichannel giúp cho tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng, giúp họ có thể tiếp xúc với bất cứ điểm chạm nào của doanh nghiệp, cũng như bất cứ lúc nào.
Callbot UCALL – Nền tảng Ai AutoCall tối ưu chi phí cho doanh nghiệp
Với giải pháp gọi tự động có thể cho phép thực hiện 5000 cuộc gọi/giờ; đây được biết đến là một cơ hội giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận cũng như nắm bắt nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và tự động.
Mặt khác, lựa chọn sử dụng Auto Call sẽ hỗ trợ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề như:
- Với công nghệ AI, Auto Call sẽ mang sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng
- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng hoặc gia tăng doanh số bán hàng khi tiếp cận số lượng khách hàng lớn khi có thể thực hiện 5000 cuộc gọi/giờ
- Khi đối tượng khách hàng là người có nhu cầu sẽ được chuyển tiếp ngay cho nhân viên
- Nhận báo cáo tức thì và chi tiết về những phản hồi của khách hàng
- Auto Call có thể thực hiện lại cuộc gọi đối khách hàng bận hoặc không nghe máy. Bên cạnh đó cũng có thể loại bỏ những đối tượng khách hàng không phù hợp. Ví dụ như họ không có nhu cầu hoặc không bắt máy tiếp nhận cuộc gọi,…
Tổng kết
Sử dụng: Nền tảng Callbot UCALL gọi tự động để nâng cao trải nghiệm khách hàng khi sử dụng dịch vụ Doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay nhé!
Liên hệ cho UCALL qua Hotline: 0974 143 250 để được tư vấn chi tiết ngay hôm nay nhé!