Xây dựng kịch bản Telesales đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với kịch bản này, người tư vấn bán hàng có thể chủ động, tự tin giải quyết vấn đề nhằm tăng tỷ lệ chốt sale nhanh chóng.

Mục lục bài viết
Vai trò của việc xây dựng kịch bản Telesales trong bán hàng
Xây dựng kịch bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh bán hàng. Những vai trò chính có thể kể đến như sau:
- Giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu/sản phẩm: Một kịch bản Telesales bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá thương hiệu/sản phẩm của mình đến những khách hàng tiềm năng. Từ đó thúc đẩy lượng mua hàng tăng lên nhanh chóng.
- Nắm bắt được tâm lý/nhu cầu của khách hàng: Với kịch bản Telesales, doanh nghiệp sẽ hiểu được khách hàng của mình đang thật sự cần gì và muốn gì. Qua đó có thể phối hợp ăn ý với bộ phận Marketing để đưa ra được các chiến lược tiếp thị và quảng bá sản phẩm phù hợp.
- Kích thích mua sắm sản phẩm: Việc xây dựng kịch bản Telesales còn giúp thúc đẩy quá trình mua sắm của khách hàng diễn ra nhanh chóng. Tùy thuộc vào từng nhu cầu cụ thể của khách hàng mà những nhân viên bán hàng sẽ trả lời điện thoại khách hàng đưa ra những sản phẩm phù hợp. Từ đó thuyết phục khách hàng mua sắm dựa trên sở thích của họ.
Mẫu kịch bản Telesales bao gồm những loại nào?
Tùy vào mục đích của từng doanh nghiệp mà sẽ có những mẫu kịch bản Telesales khác nhau. Dưới đây là 6 kịch bản Telesales phổ biến nhất được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh bán hàng.
Kịch bản Telesales giới thiệu, làm quen khách hàng
Mẫu kịch bản này tập trung vào việc xác định lại thông tin của khách hàng từ Data khách hàng có sẵn. Bên cạnh đó, dựa vào kỹ năng của Telesales của nhân viên bán hàng, họ sẽ giới thiệu những thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của công ty nhằm mục đích làm quen và tạo mối quan hệ lâu dài.
Kịch bản tạo mối quan hệ với khách hàng
Việc tạo được lòng tin với khách hàng thông qua những cuộc gọi ban đầu là điều vô cùng khó. Đặc biệt với những cuộc gọi từ số lạ, khách hàng thường có xu hướng phòng bị và không muốn nói chuyện.
Để giải quyết vấn đề này, người bán hàng cần khơi gợi cho khách hàng những thông tin quen thuộc như thông tin người thân giới thiệu, cửa hàng từng ghé thăm.
Kịch bản Telesales đưa ra lợi ích
Đối với những khách hàng không có quá nhiều thời gian để lắng nghe những cuộc gọi với nội dung dài dòng thì nhân viên tư vấn cần vận dụng kinh nghiệm Telesales của mình để đưa ra những lợi ích về sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. Kịch bản này sẽ khái quát được những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được từ đó thu hút sự chú ý của họ.

Kịch bản cung cấp thông tin cụ thể
Với những khách hàng đã đồng ý dành thời gian của họ để nghe những thông tin mà nhân viên Telesales cung cấp. Việc tiếp theo cần thực hiện chính là cung cấp cho khách hàng kịch bản Telesales liên quan đến thông tin của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của họ. Ví dụ như giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm, thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện.
Kịch bản Telesales chốt khách
Kịch bản Telesales chốt khách hàng là dạng kịch bản được sử dụng nhằm mục đích tạo ra sức ép để khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng. Kịch bản này được xây dựng chi tiết, chuyên nghiệp khiến khách hàng không có cảm giác khó chịu khi đưa ra lựa chọn thực hiện hành động.
Kịch bản Telesales cảm ơn khách hàng
Sau khi khách hàng đã tiếp nhận thông tin và đưa ra quyết định mua hàng thì nhân viên Telesales cần cảm ơn khách hàng để từ đó tạo mối quan hệ lâu dài với họ. Vì rất có thể họ sẽ giới thiệu bạn bè, đồng nghiệp của mình tiếp tục mua sản phẩm thì sao.
Các Mẫu xây dựng kịch bản Telesales bán hàng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
Với mỗi nhu cầu gọi điện khác nhau, telesales của các doanh nghiệp sẽ cần xây dựng những bộ kịch bản telesales mẫu khác nhau giúp nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.
Mẫu kịch bản Telesales giới thiệu – chốt đơn
- Nhân viên Telesales: Xin chào, đây có phải số điện thoại của anh/chị A không ạ?
- Khách hàng: Tôi nghe đây
- Nhân viên Telesales: Em chào anh/chị. Em là B gọi điện cho anh/chị từ công ty…Hiện tại bên em đang có sản phẩm/dịch vụ rất phù hợp với anh/chị. Liệu anh/chị có thể dành chút thời gian để lắng nghe bên em tư vấn được không ạ?
- Khách hàng: Anh/chị đang rất bận và cũng không có nhu cầu em nhé.
- Nhân viên Telesales: Dạ vâng thưa anh/chị. Đây là một cơ hội trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ vô cùng tuyệt vời mà em muốn giới thiệu cho anh/chị. Nếu anh/chị bỏ qua cơ hội này thì chắc chắn rất khó để có thể được trải nghiệm thêm lần thứ 2. Không biết anh/chị có thể thu xếp thời gian để chiều em qua trao đổi trực tiếp với anh/chị được không ạ?
- Khách hàng: Anh/chị hiện đang rất bận và không quan tâm em nhé.
- Nhân viên Telesales: Vâng em biết với công việc của anh/chị thì rất khó để thu xếp được thời gian. Vì vậy, em gọi điện để xin anh chị một cuộc hẹn vào cuối tuần được không ạ?
- Khách hàng: Vậy hẹn gặp em vào 3h chiều ngày chủ nhật nhé.
- Nhân viên Telesales: Vậy có gì trước 3h chiều ngày chủ nhật em sẽ liên hệ lại với anh/chị để hẹn địa điểm ạ. Em cảm ơn anh/chị.

Mẫu xây dựng kịch bản Telesales hẹn gọi lại
- Nhân viên Telesales: Xin chào, đây có phải số điện thoại của anh/chị A không ạ?
- Khách hàng: Tôi nghe đây
- Nhân viên Telesales: Em chào Anh, em là B gọi điện cho anh từ công ty C. Hiện tại bên em đang có sản phẩm đem lại giá trị cao mà Anh không nên bỏ qua. Liệu anh có thể dành chút thời gian nghe em giới thiệu không ạ?
- Khách hàng A: Anh không có nhu cầu.
- Nhân viên Telesales: Dạ thưa anh. Đây là một cơ hội đầu tư vô cùng tốt mà em rất muốn giới thiệu cho anh. Nếu anh bỏ qua lần này thì sẽ không còn cơ hội đâu ạ, hay chiều em qua trao đổi trực tiếp với anh ạ?
- Khách hàng A: Anh bận lắm, không quan tâm đâu.
- Nhân viên Telesales: Vâng em biết với những người ở vị trí giám đốc như anh thường sẽ rất bận và không có thời gian. Vì vậy, em gọi điện để có thể thu xếp với anh một cuộc hẹn thuận tiện và không có mất nhiều thời gian của anh đâu ạ. Em có thể hẹn anh vào lúc 2h chiều ngày thứ bảy được không ạ?
- Khách hàng: Không anh đang bận lắm.
- Nhân viên Telesales: Vâng vậy có gì ngày mai em xin phép gọi lại cho mình khi anh đang rảnh ạ. Em xin cảm ơn anh. Chào anh!
Mẫu xây dựng kịch bản Telesales xử lý khi khách hàng phàn nàn
- Nhân viên Telesales: Xin chào, đây là có phải số điện thoại của anh/chị B không ạ?
- Khách hàng: Ừ tôi đây? Ai ở đầu đây vậy nhỉ?
- Nhân viên Telesales: Em chào anh/chị, em gọi cho anh/chị từ công ty C. Hiện tại công ty em đang có sản phẩm mới ra mắt rất phù hợp với nhu cầu của anh chị, không biết anh/chị có nhu cầu quan tâm không ạ?
- Khách hàng: Chị cũng đang định gọi cho bên em đây. Bên em làm ăn kiểu gì mà sản phẩm chị mới mua được 3 hôm sử dụng đã lỗi lên lỗi xuống thế hả?
- Nhân viên Telesales: Dạ vâng, điều đầu tiên em vô cùng xin lỗi vì chị đã chưa thật sự hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm bên em. Em sẽ tiếp nhận vấn đề này của chị và liên lạc lại với chị để xử lý ngay ạ/
- Khách hàng: Bên em toàn hứa nhưng chưa thấy xử lý cho chị.
- Nhân viên Telesales: Dạ một lần nữa em vô cùng xin lỗi chị vì vấn đề chị gặp phải ạ. Em tên là A – thuộc bộ phận …. và em sẽ cố gắng khắc phục tình trạng này của chị ạ. Mong chị cho em cơ hội lần nữa để giải quyết và dù thế nào em cũng sẽ liên hệ với chị vào chiều nay ạ.
- Khách hàng: Thôi được, em xử lý nhanh giúp chị.
- Nhân viên Telesales: Vâng! Em cảm ơn anh chị nhiều ạ.
UCALL – Nền tảng AI Callbot hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kịch bản Telesales trực tiếp
Việc xây dựng kịch bản Telesale bán hàng qua điện thoại được xem là rất cần thiết đối với công việc của nhân viên Telesale. Hiểu đơn giản thì đây là quá trình bạn định hướng bạn sẽ nói gì và làm gì để có thể tiếp cận và gây ấn tượng với khách hàng, từ đó bạn cũng sẽ dễ dàng giới thiệu quảng bá sản phẩm bạn bán đến họ và chốt đơn hàng.

Với UCALL – nền tảng Callbot gọi tự động Telemarketing & Telesales doanh nghiệp của bạn có thể:
- Tự động quay số – auto dialer giúp telesale tiết kiệm thời gian
- Giới thiệu các sản phẩm đến từng khách hàng với kịch bản đã tối ưu có sẵn
- Tiếp cận số lượng lớn khách hàng với nhiều giọng nói phù hợp
- Thực hiện hàng ngàn cuộc gọi với kịch bản đã được thiết lập cùng một lúc với chi phí rẻ
- Sàng lọc và loại bỏ được các khách hàng không quan tâm đến sản phẩm
- Báo cáo lại chi tiết phản hồi, ghi âm lại cuộc gọi của khách hàng
Những câu hỏi thường gặp về kịch bản telesales
Tạo ra một kịch bản telesales hiệu quả không chỉ là bài toán của nhân viên sales mà còn là cách doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về kịch bản về telesales mà UCALL tổng hợp
Vì sao telesales cần có kịch bản thay vì gọi điện tự phát?
Một kịch bản telesales giúp nhân viên bám sát nội dung, truyền tải đúng thông điệp và xử lý phản hồi khách hàng hiệu quả hơn. Nếu gọi điện theo kiểu “ngẫu hứng”, bạn dễ bị lạc đề, bỏ sót thông tin quan trọng hoặc khiến khách cảm thấy thiếu chuyên nghiệp. Kịch bản đóng vai trò như bản đồ dẫn dắt cuộc trò chuyện theo hướng có lợi cho việc chốt sale. Nó còn giúp đội ngũ telesales đồng bộ về cách làm và dễ dàng tối ưu sau mỗi chiến dịch.
Telesales nên bắt đầu cuộc gọi như thế nào để gây thiện cảm với khách hàng?
Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, vì khách hàng chỉ mất vài giây để quyết định có muốn nghe tiếp hay không. Bạn nên bắt đầu bằng một giọng nói thân thiện, giới thiệu ngắn gọn về bản thân và lý do gọi, đồng thời hỏi thăm khách một cách khéo léo. Tránh mở đầu quá dài dòng hay đi thẳng vào bán hàng khiến khách cảm thấy bị làm phiền. Một lời chào chuyên nghiệp nhưng gần gũi sẽ tạo cảm giác thoải mái và giữ chân khách ở lại với cuộc gọi lâu hơn.
Làm thế nào để cá nhân hóa kịch bản cho từng đối tượng khách hàng?
Bạn nên phân loại khách hàng theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nhu cầu hoặc mức độ quan tâm trước khi triển khai telesales. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh cách xưng hô, cách đặt vấn đề và ngôn ngữ giao tiếp sao cho phù hợp với từng nhóm. Một kịch bản cá nhân hóa sẽ khiến khách cảm thấy được thấu hiểu và dễ mở lòng hơn. Đừng dùng chung một kịch bản cho mọi đối tượng – nó sẽ làm giảm hiệu quả rất nhiều.
Có nên để telesales đọc kịch bản theo kiểu “thuộc lòng” không?
Dù có kịch bản sẵn, nhưng telesales nên luyện tập để hiểu nội dung chứ không chỉ đọc như cái máy. Giọng điệu tự nhiên, thân thiện và linh hoạt trong phản hồi mới là yếu tố chinh phục khách hàng. Việc học thuộc lòng dễ khiến cuộc gọi trở nên nhàm chán và thiếu cảm xúc, đặc biệt là khi khách có câu hỏi ngoài dự kiến.
Có cần thiết thường xuyên cập nhật kịch bản telesales thường xuyên không?
Kịch bản telesales nên được cập nhật thường xuyên, tối thiểu mỗi quý một lần hoặc sau mỗi chiến dịch lớn. Nếu bạn thấy tỷ lệ chuyển đổi giảm, khách hàng phản hồi tiêu cực, hoặc sản phẩm có điểm mới, thì đó là lúc cần làm lại kịch bản. Việc cập nhật liên tục giúp nội dung luôn phù hợp với xu hướng thị trường và nhu cầu thực tế của khách hàng. Đồng thời, nó cũng giúp đội ngũ telesales luôn tươi mới và không bị “lối mòn” trong cách gọi điện.
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, UCALL đã cùng bạn tìm hiểu về những mẫu xây dựng kịch bản Telesales vô cùng chất lượng. UCALL hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc để có thể áp dụng vào quá trình kinh doanh của mình nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.
Đăng ký dùng thử nền tảng gọi tự động cùng với 200+ mẫu kịch bản các ngành nghề của UCALL tại đây: Nền tảng Callbot UCALL gọi tự động.
Liên hệ ngay cho UCALL qua Hotline: 0248 882 8866 để được tư vấn chi tiết ngay hôm nay nhé!
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

Hoài Phương là chuyên gia tư vấn giải pháp gọi tự động Callot AI Auto Call. Với kinh nghiệm của mình, Hoài Phương đã hỗ trợ nhiều khách hàng ứng dụng Callbot AI thành công trong đa dạng ngành nghề như Bất động sản, Tài chính, Ngân hàng, Bán lẻ, Dịch vụ, B2B,…