Dịch Vụ Callbot AI Auto Call

Ứng Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo Tối Ưu Chi Phí Và Thời Gian Cho Doanh Nghiệp

10 Mẫu kịch bản telesale giới thiệu sản phẩm trong ngành bán lẻ

Hiện nay, việc tiếp cận khách hàng và xây dựng mối quan hệ bền vững với họ là yếu tố then chốt đối với sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần tìm kiếm và áp dụng những phương thức tiếp thị hiệu quả. Một trong những phương thức phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay chính là telesale.

Xu hướng ứng dụng telesale giới thiệu sản phẩm trong ngành bán lẻ

Telesale là gì?

Telesale là một thuật ngữ kết hợp giữa “tele-” (viễn thông) và “sales” (bán hàng hoặc kinh doanh). Nói một cách đơn giản, Telesale là việc quảng bá sản phẩm và thực hiện bán hàng qua điện thoại. Nhân viên Telesale sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động này.

Trong một doanh nghiệp có Call Center, Telesale thường thuộc nhóm Outbound Call Center (trung tâm gọi ra). Tiếp thị qua điện thoại vẫn luôn là một phương thức được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các lĩnh vực, từ y tế, giáo dục cho đến kinh doanh các loại hình sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là trong ngành bán lẻ.

Để thành công trong công việc này, nhân viên Telesale cần phải sở hữu một loạt các kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, xử lý từ chối và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Bên cạnh những kỹ năng mềm cần có, đối với một nhân viên telesale việc nắm vững kiến thức về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang giới thiệu, cũng như hiểu rõ nhu cầu và tâm lý của khách hàng cũng rất quan trọng.

Xu hướng ứng dụng telesale để giới thiệu sản phẩm trong ngành bán lẻ

Năm 2023, thị trường bán hàng qua điện thoại đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng vượt bậc, được thúc đẩy bởi nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng. Nghiên cứu toàn diện này cung cấp cái nhìn tổng quan về xu hướng thị trường hiện tại và dự báo cho tương lai. Các đổi mới công nghệ cùng sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới cũng đóng góp đáng kể vào sự phát triển này.

Tại sao nên sử dụng telesale trong giới thiệu sản phẩm?

Telesale là một phương thức tiếp thị hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích trong việc giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Cùng UCALL tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

loi-ich-cua-telesale-trong-gioi-thieu-san-pham
Lợi ích của Telesale trong giới thiệu sản phẩm
  • Tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng

Telesale có cơ hội được tiếp xúc và tương tác trực tiếp với khách hàng qua điện thoại, điều này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề, thắc mắc của khách hàng ngay lập tức. Khi cảm xúc của khách hàng lên cao, họ sẽ có nhu cầu hỏi nhiều và mong muốn được giải đáp thắc mắc ngay lúc đó. Khi đó các nhân viên telesale là chìa khóa chủ chốt để doanh nghiệp có được những khách hàng tiềm năng mới.

  • Tiếp cận và cá nhân hóa được nhu cầu của khách hàng

Trong mỗi một giao dịch, nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ khác nhau. Với từng khách hàng, nhân viên telesale có thể điều chỉnh thông điệp truyền tải, cách giới thiệu sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và quan tâm cụ thể của từng khách hàng.

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí

Telesale tiết kiệm thời gian và chi phí so với các phương thức tiếp thị truyền thống như quảng cáo hay hội thảo. Doanh nghiệp có thể linh hoạt triển khai chiến dịch telesale ở quy mô lớn hoặc nhỏ, tùy thuộc vào nhu cầu. Để doanh nghiệp hiệu quả hơn về tối ưu thời gian và chi phí việc kết hợp telesale với công nghệ cũng là một ý tưởng khá hay.

  • Cung cấp hiểu biết sâu sắc về khách hàng cho doanh nghiệp

Nhân viên telesale là những người trực tiếp giới thiệu sản phẩm và tương tác với khách hàng. Họ là những người hiểu rõ nhất về góc nhìn, cảm nhận, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của từng doanh nghiệp. Có một đội ngũ telesale chuyên nghiệp, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và linh hoạt thay đổi các chiến lược giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.

Các use case ứng dụng telesale trong ngành bán lẻ

Doanh nghiệp bán lẻ có thể tận dụng telesale để nhanh chóng gia tăng doanh số. Bằng cách áp dụng telesale vào các tình huống cụ thể, doanh nghiệp có thể mở rộng tầm ảnh hưởng trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mối quan hệ khách hàng bền vững.

cac-truong-hop-ung-dung-kich-ban-telesale
Các trường hợp ứng dụng kịch bản telesale trong nganh bán lẻ
  • Giới thiệu sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng là bước quan trọng nhất bởi nó quyết định việc khách hàng có tiếp tục lắng nghe và cho mình cơ hội đến nói tiếp hay không. Với bước đầu quan trọng này, chúng ta cần sử dụng những yếu tố thu hút và đánh mạnh vào tâm lý khách hàng như đang có chương trình ưu đãi, giảm giá, sản phẩm tốt,…. Giới thiệu sản phẩm bằng những câu từ chiếm được sự chú ý và nâng được cảm xúc của khách hàng thì việc chốt đơn và tăng doanh số là điều dễ dàng.

  • Xác nhận đơn hàng

Xác nhận đơn hàng qua điện thoại trong ngành bán lẻ để đảm bảo đơn hàng được xử lý đúng cách và khách hàng cảm thấy an tâm với quyết định mua sắm của mình. Khi nhân viên telesale thực hiện cuộc gọi xác nhận, họ không chỉ kiểm tra thông tin đơn hàng mà còn củng cố lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty. Từ đó lượng khách hàng trung thành sẽ ngày càng tăng.

  • Lấy feeedback từ khách hàng cũ

Lấy phản hồi từ khách hàng cũ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh mà còn phát hiện những khía cạnh cần cải thiện để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Khi lắng nghe ý kiến của khách hàng cũ, doanh nghiệp thể hiện sự trân trọng, từ đó xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững, đồng thời tăng khả năng khách hàng quay lại và giới thiệu sản phẩm cho người khác.

Mẫu kịch bản telesale giới thiệu sản phẩm trong ngành bán lẻ

Việc kết nối trực tiếp với khách hàng qua điện thoại vẫn là một trong những phương thức hiệu quả nhất để tiếp cận và giới thiệu sản phẩm. Để thành công trong telesale, không chỉ cần sự tự tin và kỹ năng giao tiếp tốt mà còn cần một kịch bản giới thiệu sản phẩm chu đáo và chính xác.

Mẫu 1: Kịch bản telesale giới thiệu chương trình ưu đãi sản phẩm mới đến khách hàng

Một công ty bán mỹ phẩm đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Họ nhận thấy rằng đối với bất kì ai, bất kể loại da nào cũng cần một loại kem dưỡng ẩm phù hợp. Họ đã đặt mục tiêu chính là tung ra thị trường một chương trình giảm giá ưu đãi cho kem dưỡng ẩm dành cho mọi loại da. Tuy nhiên, lượng khách hàng biết đến chương trình qua việc đến cửa hàng hoặc tìm kiếm trên Internet vẫn còn thấp.

Vì vậy, công ty mỹ phẩm Y cần một chiến lược telesale hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm dưỡng ẩm của mình và thu hút họ đến cửa hàng hoặc mua hàng trực tuyến.

Sau khi áp dụng chiến lược telesale, công ty mỹ phẩm Y nhận thấy lượng khách hàng đến cửa hàng và lượt tìm kiếm đã tăng đáng kể. Cùng xem chiến lược telesale của công ty mỹ phẩm Y như thế nào nhé!

Kịch bản telesale của công ty mỹ phẩm Y:

Nhân viên: Dạ em chào anh ạ, em là P gọi đến từ công ty mỹ phẩm Y, hiện tại bên em đang có chương trình ưu đãi giảm giá tới 30% toàn bộ kem dưỡng ẩm của cửa hàng, Không biết hiện tại anh đang dùng loại kem dưỡng ẩm nào để em báo giá cho mình ạ.

Khách hàng: À mình không có nhu cầu đâu ạ.

Nhân viên: À dạ em hiểu là khi mua mỹ phẩm anh muốn ra tận nơi hoặc anh xác nhận được đây là cửa hàng uy tín hay không đúng không ạ.

Khách hàng: Đúng rồi bạn ạ.

Nhân viên: Dạ vâng ạ cửa hàng em nằm ở Số 20 Xuân Thủy, nằm ngay mặt đường Quốc lộ, Thành phố Hà Nội ạ. Em xin phép gửi thông tin qua zalo cho anh nhé ạ. Khi nào anh có thời gian em mời anh tới của hàng chúng em ạ.

Khách hàng: Ok em gửi đi

Nhân viên: À dạ anh cho em hỏi chút nhé ạ, không biết hiện tại anh đang sử dụng loại sản phẩm dưỡng ẩm cho da nào ạ?

Khách hàng: À mình dùng dưỡng ẩm của nhà Torriden.

Nhân viên: Ồ, kem dưỡng nhà Torriden thì khỏi bàn rồi ạ, hiện tại sản phẩm kem dưỡng này tại cửa hàng em đang được giảm giá tới 15%, chỉ còn ***K. Khi nào anh có thời gian rảnh em mời anh đến cửa hàng tham quan ạ.

Khách hàng: Ok em. Gửi thông tin địa chỉ qua zalo cho anh nhé, có thời gian anh qua.

Nhân viên: Dạ vâng em cảm ơn anh ạ, em rất mong được gặp lại anh tại cửa hàng và hỗ trợ anh ạ. Chúc anh ngày mới vui vẻ a.

Khách hàng: Ok em.

Nhân viên: Dạ em cảm ơn, em chào anh ạ.

Mẫu 2: Kịch bản telesale xác nhận đơn hàng trong ngành bán lẻ

Cửa hàng bán lẻ điện tử Y muốn xác nhận các đơn đặt hàng từ khách hàng thông qua trang web của mình. Để đảm bảo rằng tất cả các thông tin liên quan đến đơn hàng đều chính xác và đầy đủ trước khi tiến hành giao hàng, nhân viên telesale của cửa hàng sẽ thực hiện cuộc gọi điện thoại để xác nhận thông tin.

Việc xác nhận kỹ lưỡng này không chỉ giúp tránh các sai sót có thể xảy ra mà còn đảm bảo rằng khách hàng nhận được sản phẩm đúng như mong muốn trong thời gian sớm nhất.

Kịch bản telesale của công ty bán lẻ điện tử Y

Nhân viên: Dạ em chào chị ạ, em gọi đến từ cửa hàng điện tử Z. Em gọi để xác nhận đơn hàng mà chị vừa đặt trên trang web của bên em ạ. Chị đã đặt một chiếc TV Samsung 55 inch, đúng không ạ?”

Khách hàng: Đúng rồi

Nhân viên: Dạ, em đã kiểm tra đơn hàng của chị. Chiếc TV này hiện đang trong kho và có thể giao đến địa chỉ của chị tại Hoài Đức vào ngày 15/7/2024 khoảng lúc 10 giờ sáng. Chị có yêu cầu gì thêm về thời gian giao hàng hoặc hỗ trợ kỹ thuật không ạ?

Khách hàng: Sáng mai tầm đó mình không nhận hàng được bạn ạ. Bạn đổi khung giời khác giao đến được không?

Nhân viên: Dạ không biết mấy giờ chị có thời gian để nhận được hàng của bên em ạ?

Khách hàng: Khoảng 7 giờ tối mai được không bạn?

Nhân viên: Dạ vậy em xin báo lại thông tin nhận hàng của mình một chút ạ. Đơn hàng của chị X là một chiếc TV SS 55 inch sẽ được giao đến Hoài Đức vào lúc 19 giờ ngày 15/7/2024 đúng không ạ?

Khách hàng: Ok em nhé, chị cảm ơn nhé.

Nhân viên: Vâng em cảm ơn chị đã dành chút thời gian xác nhận đơn hàng. Cảm ơn chị đã tin tưởng và mua sắm tại cửa hàng của chúng em. Em chào chị ạ.

Khách hàng: Ok em.

Ứng dụng callbot để gọi hàng ngàn khách hàng theo kịch bản telesale ngành bán lẻ

Để nâng cao hiệu quả trong việc tiếp cận và chăm sóc khách hàng, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã và đang ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quá trình telesales. Với khả năng tự động hóa và được lập trình sẵn các giải pháp công nghệ không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực mà còn đảm bảo sự nhất quán trong quy trình vận hành của doanh nghiệp.

Callbot là gì?

Một trong những công nghệ nổi bật đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng là callbot. Nhưng callbot thực sự là gì, và tại sao nó lại trở thành một xu hướng mạnh mẽ trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng?

Định nghĩa về callbot

Callbot, hay còn gọi là “robot gọi điện,” là một phần mềm hoặc hệ thống tự động thực hiện các cuộc gọi điện thoại mà không cần sự can thiệp của con người. Callbot thường được sử dụng trong các lĩnh vực như chăm sóc khách hàng, telesale, hoặc khảo sát thị trường.

ung-dung-callbot-trong-telesale-gioi-thieu-san-pham
Callbot là gì

Đối với telesale, callbot có khả năng thực hiện các cuộc gọi tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, và thu thập phản hồi từ khách hàng một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng và tăng doanh thu.

Lợi ích của việc dùng callbot để tăng hiệu quả telesale

Trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa quy trình bán hàng là rất quan trọng. Một trong những giải pháp nổi bật và ngày càng phổ biến là ứng dụng callbot trong telesale, như giới thiệu sản phẩm, xác nhận đơn hàng, hoặc lấy phản hồi từ khách hàng. Những ứng dụng này đều có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể.

Dưới đây là những lợi ích chính của callbot trong giới thiệu sản phẩm cho ngành bán lẻ.

  • Lọc và phân loại khách hàng tiềm năng nhanh chóng

Nhờ khả năng lọc và phân loại dữ liệu nhanh chóng, sau khi giới thiệu chương trình đến khách hàng, callbot có thể dễ dàng xác định những khách hàng quan tâm đến sản phẩm. Nó sẽ cung cấp báo cáo chi tiết bao gồm thông tin của khách hàng, toàn bộ file ghi âm các tương tác giữa bot và khách hàng, các từ khóa nhận diện dựa trên câu trả lời của khách hàng, và phân loại rõ ràng liệu khách hàng thuộc nhóm quan tâm hay không quan tâm.

  • Tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp

Callbot giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian một cách đáng kể. Bằng cách tự động hóa các cuộc gọi và quy trình, callbot giảm thiểu sự cần thiết phải có đội ngũ nhân viên lớn để xử lý các cuộc gọi, từ đó giảm chi phí nhân sự và đào tạo.
Đồng thời, việc xử lý tự động giúp rút ngắn thời gian phản hồi và giải quyết yêu cầu của khách hàng nhanh chóng hơn, làm tăng hiệu quả công việc và giúp doanh nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược quan trọng hơn.

  • Tăng khả năng trải nghiệm của khách hàng

Với khả năng cá nhân hóa cuộc trò chuyện giúp tạo ra cảm giác gần gũi và thân thiện, đồng thời giảm thiểu thời gian chờ đợi và sự bất tiện cho khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tạo ra trải nghiệm tích cực và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.

So sánh hiệu quả callbot và telesale truyền thống

Khi công nghệ ngày càng phát triển, việc tìm kiếm các phương pháp tối ưu hóa quy trình bán hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn giữa callbot và telesale truyền thống vẫn đang là sự băn khoăn của các doanh nghiệp.

Vậy giữa hai phương pháp này, đâu là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng phân tích để hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và yếu của từng hình thức trong việc nâng cao hiệu quả bán hàn.

loi-ich-callbot-trong-gioi-thieu-san-pham
So sánh giữa Callbot UCALL vs Callbot thông thường vs Telesale truyền thống

1. Ứng dụng công nghệ:

  • Callbot: Tự động hóa, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thực hiện các cuộc gọi điện thoại. Callbot có thể xử lý một lượng lớn cuộc gọi đồng thời, tương tác tự nhiên mà không cần đến sự can thiệp của con người.
  • Telesale truyền thống: Dựa vào nhân viên telesale để thực hiện các cuộc gọi, tư vấn, thuyết phục khách hàng, và xử lý các tình huống.

2. Chi phí:

  • Callbot: Chi trả chi phí theo thời lượng cuộc gọi thành công
  • Telesale truyền thống: Chi phí nhân sự, đào tạo, quản lý đội ngũ telesale

3. Hiệu quả:

  • Callbot: Có thể thực hiện hàng ngàn cuộc gọi mỗi ngày mà không bị gián đoạn hay mệt mỏi. Đồng thời callbot cũng đảm bảo các đầu số để gọi đi luôn sẵn sàng, không bị khóa sim hay chặn số.
  • Telesale truyền thống: Hiệu suất phụ thuộc vào số lượng nhân viên và khả năng của từng cá nhân.

4. Chất lượng:

  • Callbot: Tương tác tự nhiên giống đến 99% người thật nhờ không gian xây dựng kịch bản đa chiều tùy ý. Với khả năng nhận diện giọng nam nữ và cảm xúc giọng nói không bị thay đổi khiến cuộc trò chuyện trở nên thu hút hơn.
  • Telesale truyền thống: Nhân viên Telesale có thể đưa ra phản hồi và thuyết phục khách hàng tốt hơn, tuy nhiên chất lượng cuộc gọi, cảm xúc giọng nói có thể bị thay đổi tùy vào cảm xúc cá nhân của nhân viên.

5. Ứng dụng

  • Callbot: Phù hợp để giới thiệu sản phẩm, xác nhận đơn hàng, lấy feedback từ khách hàng,…
  • Telesale truyền thống: Phù hợp hơn cho các cuộc gọi yêu cầu sự thuyết phục cao, cần tạo mối quan hệ với khách hàng, hoặc các tình huống phức tạp.

Tại sao doanh nghiệp bán lẻ nên sử dụng callbot để tăng hiệu quả telesale

Sử dụng callbot trong doanh nghiệp bán lẻ mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Callbot có khả năng giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và giải quyết các vấn đề nan giải mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình tương tác với khách hàng, như giảm thiểu thời gian chờ đợi, nâng cao chất lượng dịch vụ, và tối ưu hóa chi phí nhân sự.

Những nỗi đau hiện tại của các Doanh nghiệp bán lẻ

Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn trong việc tìm kiếm thêm nguồn khách hàng tiềm năng mới, tối ưu chi phí và cải thiện chất lượng làm việc của nhân viên, v.v. Những khó khăn này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động mà còn đe dọa đến sự tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường.

tai-sao-doanh-nghiep-ban-le-nen-ung-dung-callbot-trong-gioi-thieu-san-pham
Tại sao các doanh nghiệp bán lẻ nên ứng dụng callbot trong giới thiệu sản phẩm
  • Chạy quảng cáo không hiệu quả

Việc chạy quảng cáo nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng đang ngày càng trở nên phổ biến và bão hòa trên thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng phương pháp này, dẫn đến tình trạng quảng cáo không còn đạt hiệu quả cao. Điều này gây ra lãng phí chi phí, mang lại ít khách hàng tiềm năng, thậm chí thu hút những đối tượng không thực sự có nhu cầu. Kết quả là doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí mà dòng tiền thu về lại không đáng kể.

  • Lượng data lớn

Một thách thức ngày càng gia tăng đối với các doanh nghiệp trong thời đại này là khối lượng data lạnh rất lớn. Khó để áp dụng được phương pháp telesale truyền thống để gọi đến toàn bộ nguồn data lớn như vậy.

Ví dụ như công ty bán son có tệp khách hàng là học sinh, sinh viên. Công ty đó rất dễ có được data từ các trường học, ngân hàng,… dẫn đến lượng data lạnh lớn, nhân viên telesale không thể gọi truyền thống đến toàn bộ lượng data lớn như vậy, dẫn đến phí số, bỏ sót khách hàng chất lượng.

  • Telesale bị quả tải, mệt mỏi, cảm xúc đi xuống

Theo một nghiên cứu, 48% trong số tất cả các nhân viên bán hàng đều lo sợ các cuộc gọi lạnh với số lượng lớn, và 53% trong số đó dễ dàng từ bỏ. Vì vậy, khi phải thực hiện telesale truyền thống với một lượng lớn dữ liệu lạnh, bất kể nhân viên nào cũng đều cảm thấy quá tải. Một nhân viên telesale làm việc quá tải rất dễ bị mệt mỏi và cảm xúc bị suy giảm đáng kể.

Khi cảm xúc giảm sút, thái độ và cách giao tiếp của nhân viên telesale có thể không còn tích cực hoặc chuyên nghiệp, dẫn đến trải nghiệm khách hàng kém và làm giảm sự hài lòng cũng như lòng trung thành của khách hàng.

Callbot – giải pháp auto call hiệu quả cho doanh nghiệp bán lẻ

  • Báo cáo trả về những khách hàng quan tâm nhanh chóng

Sau khi hoàn tất một chiến dịch callbot, doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin và nhu cầu của khách hàng thông qua báo cáo tổng quan và báo cáo chi tiết. Tại đây, toàn bộ thông tin khách hàng, liên kết facebook, zalo, file ghi âm cuộc gọi và nhãn gán nhóm khách hàng sẽ được cung cấp. Doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm tra báo cáo và xác định các khách hàng quan tâm để chăm sóc kịp thời.

  • Gọi hàng ngàn cuộc trong 1 giờ đồng hồ

Với khả năng tự động hóa và ứng dụng nhiều công nghệ, giải pháp Callbot AI Autocall có thể thực hiện hơn 1.000 cuộc gọi trong vòng một giờ, nhờ vào cơ chế sử dụng sim số linh hoạt và kịch bản tương tác tự nhiên. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng xử lý lượng data lạnh lớn mà không bỏ sót bất kỳ data nào.

  • Trạng thái cảm xúc luôn được trọn vẹn

Khi doanh nghiệp triển khai callbot, nó không chỉ giúp phân loại và xử lý các cuộc gọi một cách hiệu quả mà còn giúp giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ telesale. Callbot có khả năng hoạt động liên tục, gọi lọc hàng nghìn data mà không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hay trạng thái sức khỏe, từ đó giảm bớt áp lực và cảm giác mệt mỏi cho nhân viên.

Sau khi sử dụng callbot, báo cáo trả về những khách hàng từ hơi có nhu cầu đến có nhu cầu doanh nghiệp đều có thể đẩy về cho nhân viên chăm sóc. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc mà còn giúp doanh nghiệp đột phá hơn trong doanh thu.

 Ví dụ về doanh nghiệp bán lẻ ứng dụng callbot UCALL thành công

Tại UCALL, đã có tới 2.000 doanh nghiệp ứng dụng thành công callbot AI autocall trong các lĩnh vực của mình. Với sự hỗ trợ của công nghệ callbot AI này, các doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc mà còn tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu chi phí nhân sự, rút ngắn thời gian xử lý những công việc không cần thiết.

Callbot AI autocall đang ngày càng trở thành công cụ đắc lực, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh hiện đại.

Callbot AI gọi hàng ngàn cuộc điện thoại giới thiệu chương trình ưu đãi cho Công ty bán lẻ rượu vang X

Công ty bán lẻ rượu vang X đã có nhiều năm hoạt động trong ngành, vì thế mà lượng họ tích lũy được rất lớn. Nhân ngành kỷ niệm 8 năm thành lập, công ty muốn gửi tăng chương trình ưu đãi tới toàn bộ tệp khách hàng của công ty. Lượng data lớn dẫn đến nếu sử dụng phương pháp gọi thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian của công ty.

Công ty bán lẻ rượu vang đã tìm đến giải pháp callbot AI của UCALL. Đội ngũ của UCALL đã giúp công tý bán lẻ rượu vang X xây dựng kịch bản tương tác tự nhiên, có khả năng xử lý hết các tình hướng khách hàng đề ra.

callbot-ung-dung-cong-ty-ban-le-gioi-thieu-san-pham
Callbot AI ứng dụng trong công ty bán lẻ Rượu vang

Sau khi ứng dụng giải pháp UCALL, công ty bán lẻ rượu vang X đã có được những kết quả tích cực như:

  • Tỉ lệ nghe máy cao trên 60%
  • Có đến 50% khách hàng nghe trên 18s và đồng ý gửi thông tin qua zalo
  • Nhận về hơn 300 khách hàng quan tâm và đã được đẩy sang CRM
  • Tự động đẩy từ CRM cho nhân viên chăm sóc
  • Có đến 70 khách hàng đồng ý chốt đơn
  • Ngân sách cho chiến dịch chưa đến 2.500.000 VNĐ

Công ty bán lẻ mỹ phẩm C sử dụng callbot UCALL gọi hàng ngàn khách hàng với kịch bản cài sẵn không lo khóa sim, chặn số.

Khi sử dụng giải pháp gọi điện Telesale thủ công, công ty bán lẻ mỹ phẩm C thường bị khóa sim, chặn số và tỷ lệ khách hàng quan tâm rất ít. Với vấn đề này đội ngũ UCALL đã lên kế hoạch xây dựng kịch bản kỹ lưỡng cho công ty bán lẻ mỹ phẩm C.

cong-ty-ban-le-ung-dung-callbot-gioi-thieu-san-pham
Công ty Mỹ phẩm ứng dụng callbot giới thiệu sản phẩm mới

Sau khi ứng dụng giải pháp Callbot AI với kịch bản đa chiều của UCALL, công ty đã gọi cho hàng ngàn khách hàng cùng lúc để giới thiệu sản phẩm mới ra mắt mà không lo khóa sim hay chặn số và nhiều kết quả tích cực khác như

  • Có hơn 500 khách hàng quan tâm và gửi thông tin sản phẩm qua zalo tư vấn
  • Chỉ sau 1 ngày chạy chiến dịch, đã chuyển đổi được hơn 50 khách hàng có giao dịch
  • Ngân sách cho chiến dịch chỉ 1.000.000 VNĐ
  • Tỷ lệ nghe máy cao trên 60%

UCALL đang được tin dùng bởi hơn 2000 doanh nghiệp đa ngành nghề như: Bất Động Sản, Tài Chính, Bán Lẻ, Giáo Dục, Công Nghệ,….

Mời các quý doanh nghiệp đăng ký nhận ngay 10 mẫu kịch bản Telesale hiệu quả đã được đội ngũ UCALL kiểm định tại đây.

UCALL-giai-phap-callbot-ai-hang-dau
UCALL – giải pháp công nghệ AI hàng đầu

Viết bình luận