Telemarketing được biết đến như một phương thức tiếp thị trực tiếp phổ biến và hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng qua điện thoại. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa Telemarketing và Telesales.
Vậy hai khái niệm này khác nhau như thế nào? Liệu rằng Telemarketing chỉ đơn thuần là bán hàng qua điện thoại hay còn đóng vai trò nào khác trong chiến lược tiếp thị? Hãy cùng UCALL tìm hiểu chi tiết để không bỏ lỡ những kiến thức hưu ích tạo nên cơ hội kinh doanh quan trọng nhé!
Mục lục bài viết
Telemarketing là gì
Hiện nay, Telemarketing đang dần trở thành một công cụ quan trọng trong chiến lược tiếp cận khách hàng của nhiều doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và vai trò của Telemarketing, dù đây là một lĩnh vực được nhiều bạn trẻ lựa chọn để phát triển sự nghiệp.
Khái niệm
Telemarketing được hiểu đơn giản là một hình thức tiếp thị qua điện thoại, trong đó các doanh nghiệp sử dụng cuộc gọi để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm khách hàng tiềm năng hoặc chăm sóc khách hàng hiện tại. Telemarketing có thể được thực hiện bởi con người hoặc bằng hệ thống callbot AI tự động, tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp.

Telemarketing không chỉ giới hạn ở việc bán hàng mà còn được sử dụng để khảo sát thị trường, thu thập phản hồi từ khách hàng, đặt lịch hẹn và tăng cường nhận diện thương hiệu.
Phân biệt Telemarketing với Telesales
Telemarketing và Telesales thường bị nhầm lẫn vì cả hai đều liên quan đến hoạt động tiếp thị và bán hàng qua điện thoại. Nhiều người cho rằng chúng là một, tuy nhiên giữa hai khái niệm này, chúng có sự khác biệt rõ ràng:

Telemarketing: Tập trung vào việc tạo dựng nhận thức thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thu thập dữ liệu hoặc chăm sóc khách hàng. Không nhất thiết phải bán hàng ngay lập tức.
Telesales: Là một phần của Telemarketing, nhưng tập trung trực tiếp vào việc bán sản phẩm/dịch vụ qua điện thoại, thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng ngay trong cuộc gọi.
Ví dụ, trong lĩnh vực bất động sản, Telemarketing và Telesales đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng.
Ví dụ về Telemarketing:

Một công ty bất động sản thực hiện các cuộc gọi đến danh sách khách hàng tiềm năng để khảo sát nhu cầu về nhà ở, căn hộ hoặc bất động sản đầu tư. Họ có thể hỏi khách hàng về khả năng tài chính, sở thích khu vực, loại hình bất động sản quan tâm (chung cư, nhà phố, biệt thự, đất nền…), cũng như thời điểm dự kiến mua.
Mục tiêu chính của những cuộc gọi này là thu thập dữ liệu, xác định đối tượng quan tâm và xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng để đội ngũ bán hàng tiếp cận sau này.
Ví dụ về Telesales:

Sau khi đã có danh sách khách hàng tiềm năng từ Telemarketing, lúc này đội ngũ Telesales sẽ chủ động liên hệ với những khách hàng này để tư vấn chi tiết về các dự án bất động sản phù hợp. Họ sẽ cung cấp thông tin về giá bán, chính sách ưu đãi, tiến độ thanh toán, vị trí dự án và các lợi ích đi kèm.
Quan trọng nhất, cuộc gọi của Telesales hướng đến việc thuyết phục khách hàng đặt cọc, ký hợp đồng mua bán hoặc đặt lịch hẹn tham quan dự án để tiến tới giao dịch chính thức.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa Telemarketing và Telesales không chỉ giúp doanh nghiệp bất động sản mà còn giúp các doanh nghiệp trong các ngành nghề khác như bán lẻ, giáo dục, tài chình,… tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng doanh số một cách hiệu quả.
Vai trò của Telemarketing đối với doanh nghiệp
Không chỉ đơn thuần là một phương thức bán hàng qua điện thoại, Telemarketing còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thu thập thông tin thị trường và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Khi được triển khai đúng cách, Telemarketing giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, nâng cao doanh số và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Hãy cùng UCALL tìm hiểu một vài vai trò nổi bật mà telemarketing mang lại nhé.
Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng
Một trong những vai trò quan trọng nhất của Telemarketing là giúp doanh nghiệp xác định và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Thay vì triển khai các chiến dịch marketing rộng rãi, tốn kém mà không hiệu quả cao, Telemarketing cho phép doanh nghiệp tập trung vào nhóm khách hàng có nhu cầu thực sự, từ đó gia tăng cơ hội chuyển đổi hơn so với phương pháp marketing truyền thống.
Thông qua các cuộc gọi chủ động Telemarketing nhân viên hoặc callbot AI có thể thu thập thông tin quan trọng như nhu cầu, sở thích, khả năng tài chính và mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể xây dựng danh sách khách hàng chất lượng, từ đó phân bổ và tối ưu hóa nguồn lực bán hàng.
Bên cạnh đó, Telemarketing còn giúp doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ với khách hàng ngay từ những bước đầu tiên trong hành trình mua hàng. Việc giao tiếp trực tiếp không chỉ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ mà còn tạo cơ hội để doanh nghiệp giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin chi tiết và gia tăng sự tin tưởng.
Khi được thực hiện đúng cách, Telemarketing không chỉ là một công cụ bán hàng mà còn là phương thức quan trọng để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, hướng họ đến quyết định mua hàng nhanh hơn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tăng doanh số bán hàng
Mặc dù không đóng vai trò chốt đơn trực tiếp như Telesales, nhưng Telemarketing là một bước quan trọng trong quy trình bán hàng, giúp tạo dựng lòng tin và thúc đẩy khách hàng tiến gần hơn đến quyết định mua hàng.
Thông qua các cuộc gọi chủ động, nhân viên Telemarketing có thể giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và cung cấp những thông tin hữu ích giúp khách hàng hiểu rõ hơn về giá trị mà doanh nghiệp mang lại. Khi khách hàng cảm thấy được tư vấn tận tình, họ có xu hướng tin tưởng hơn vào thương hiệu và sản phẩm, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng.
Ngoài ra, Telemarketing còn đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng mua ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Một quy trình Telemarketing hiệu quả giúp doanh nghiệp giữ liên lạc với khách hàng, tiếp tục cung cấp thông tin phù hợp, đồng thời xây dựng mối quan hệ lâu dài.
Điều này đặc biệt quan trọng trong những lĩnh vực có chu kỳ bán hàng dài như ngành bất động sản, doanh nghiệp hướng tới khách hàng là B2B,… hoặc những sản phảm/dịch vụ yêu cầu sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua.
Khi được triển khai đúng cách, Telemarketing không chỉ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng mà còn là công cụ quan trọng giúp thúc đẩy doanh số bán hàng, tăng trưởng doanh thu một cách bền vững.
Tiết kiệm chi phí
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể khi ứng dụng telemarketing bằng hệ thống callbot AI. So với các hình thức tiếp thị truyền thống như chạy quảng cáo với tệp khách hàng chung chung hay tổ chức sự kiện thì telemarketing mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp hơn đáng kể. Các phương thức quảng cáo truyền thống thường yêu cầu ngân sách lớn nhưng không đảm bảo rằng thông điệp tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.
Tương tự, tổ chức sự kiện, hội thảo trực tiếp cũng tốn kém nhiều chi phí như thuê địa điểm, nhân sự, in ấn tài liệu và truyền thông. Trong khi đó, Telemarketing chỉ cần một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hoặc một hệ thống tổng đài ứng dụng công nghệ hiện đại callbot AI và danh sách khách hàng.
Không chỉ tiết kiệm chi phí, Telemarketing còn giúp doanh nghiệp nhắm đúng khách hàng tiềm năng. Thay vì quảng bá sản phẩm/dịch vụ một cách đại trà, phương thức này giúp doanh nghiệp tiếp cận những người thực sự có nhu cầu, hạn chế lãng phí ngân sách vào những khách hàng không phù hợp.
Hơn nữa, hiệu quả của Telemarketing có thể được đo lường và điều chỉnh linh hoạt. Nếu một chiến dịch không mang lại kết quả như mong đợi, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thay đổi kịch bản gọi, danh sách khách hàng hoặc chiến lược tiếp cận mà không mất quá nhiều chi phí khi triển khai.
Chăm sóc khách hàng
Telemarketing không chỉ là công cụ tiếp cận khách hàng mới mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại. Việc giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng giúp doanh nghiệp tạo dựng sự tin tưởng, gia tăng mức độ hài lòng và khuyến khích họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Thông qua Telemarketing, doanh nghiệp có thể chủ động liên hệ để hỗ trợ sau bán hàng, đảm bảo khách hàng hiểu rõ cách sử dụng sản phẩm/dịch vụ và nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh.
Ví dụ, trong ngành giáo dục, các trung tâm đào tạo có thể sử dụng Telemarketing để nhắc lịch học, thông báo về khóa học sắp khai giảng, hỗ trợ học viên trong quá trình đăng ký và giải đáp các thắc mắc về chương trình đào tạo.
Trong ngành bán lẻ, Telemarketing có thể được sử dụng để thông báo về các chương trình khuyến mãi, ra mắt sản phẩm mới hoặc nhắc nhở khách hàng về các chương trình khách hàng thân thiết.
Khi khách hàng cảm thấy được quan tâm và hỗ trợ kịp thời, họ có xu hướng trung thành với thương hiệu hơn và sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè, người thân. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng mà còn mở rộng tập khách hàng tiềm năng thông qua hình thức truyền miệng.
Nhìn chung, Telemarketing không chỉ đơn thuần là một kênh tiếp thị mà còn là một cầu nối quan trọng giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, tạo dựng lòng tin và nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững.
Những loại hình Telemarketing hiện nay
Telemarketing có thể được chia thành nhiều loại hình khác nhau, tùy vào mục đích và cách thức triển khai:
- Outbound Telemarketing (Tiếp thị gọi ra): Nhân viên chủ động gọi điện cho khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc thu thập thông tin. Phương thức này đặc biệt phù hợp trong nhiều ngành đặc biệt là bán hàng, khảo sát nhu cầu khách hàng và chăm sóc khách hàng,…
- Inbound Telemarketing (Tiếp thị nhận cuộc gọi): Nhân viên tiếp nhận cuộc gọi từ khách hàng có nhu cầu tư vấn về sản phẩm, dịch vụ hoặc hỗ trợ giải quyết vấn đề. Đây là một phần quan trọng trong bộ phận chăm sóc khách hàng và đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng.
Kỹ năng Telemarketing cần có để trở nên hiệu quả hơn
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của Telemarketing? Luôn là câu hỏi được nhiều người trong ngành quan tâm. Để đạt được thành công trong công cuộc telemarketing này, nhân viên cần trang bị những kỹ năng quan trọng nhằm tối ưu hóa quá trình tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Hãy cùng UCALL khám phá những kỹ năng cốt lõi giúp nâng tầm Telemarketing lên một đẳng cấp mới!
Giao tiếp lịch sự và chuyên nghiệp với khách hàng
Giao tiếp qua điện thoại đòi hỏi sự rõ ràng, tự tin và linh hoạt trong cách diễn đạt. Một Telemarketer giỏi cần có khả năng truyền đạt thông tin một cách hấp dẫn, dễ hiểu, tạo thiện cảm ngay từ những giây đầu tiên.
- Sử dụng giọng nói dễ nghe, tốc độ vừa phải, chuyên nghiệp
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Biết cách tạo không khí thân thiện, chuyên nghiệp để giữ chân khách hàng trong cuộc gọi.
Chuẩn bị kịch bản đầy đủ thông tin
Một kịch bản tốt giúp duy trì sự tự tin, tránh lúng túng và đảm bảo truyền tải thông điệp một cách rõ ràng, thuyết phục. Khi chuẩn bị kịch bản, cần chú ý:
- Xác định rõ mục tiêu của cuộc gọi.
- Dự đoán các câu hỏi và phản hồi của khách hàng để có phương án xử lý linh hoạt.
- Xây dựng các câu thoại tự nhiên.
- Tích hợp yếu tố cá nhân hóa để tạo sự gần gũi, tăng khả năng thành công.
Một kịch bản chất lượng không chỉ giúp cuộc gọi diễn ra suôn sẻ mà còn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, giúp nhân viên Telemarketing tự tin và chuyên nghiệp hơn trong từng cuộc trò chuyện!”
Kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ
Trong quá trình làm việc, nhân viên Telemarketing có thể gặp phải những phản ứng tiêu cực hoặc tình huống khó khăn. Khả năng xử lý tình huống linh hoạt sẽ giúp họ duy trì cuộc trò chuyện một cách hiệu quả.
- Khi khách hàng từ chối, thay vì bỏ cuộc ngay, hãy khéo léo đặt thêm câu hỏi để tìm hiểu lý do và thuyết phục lại nếu có cơ hội.
- Khi khách hàng tỏ thái độ khó chịu, hãy giữ bình tĩnh, lắng nghe và phản hồi một cách chuyên nghiệp.
- Luôn có phương án dự phòng để giải quyết những tình huống phát sinh trong cuộc gọi.
Ứng dụng hệ thống công nghệ trong Telemarketing
Việc áp dụng các hệ thống công nghệ hiện đại giúp tối ưu hóa quy trình, quản lý dữ liệu khách hàng tốt hơn và nâng cao trải nghiệm giao tiếp. Dưới đây là những công nghệ quan trọng mà các doanh nghiệp có thể ứng dụng để nâng cao hiệu quả Telemarketing.
- Hệ thống tổng đài Call Center UCALL

Hệ thống tổng đài Call Center chuyên dụng giúp tối ưu hóa hoạt động Telemarketing, bao gồm cả cuộc gọi ra (Outbound) và cuộc gọi vào từ khách hàng (Inbound), góp phần cải thiện trải nghiệm khách hàng và nâng cao năng suất làm việc của nhân viên Telemarketing. Đồng thời, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và rà soát quá trình tương tác giữa khách hàng và nhân viên trên cùng một hệ thống.
- Hệ thống quản lý khách hàng Adahub CRM

Adahub CRM có khả năng lưu trữ, quản lý thông tin khách hàng và theo dõi lịch sử tương tác, giúp cải thiện quy trình tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, hệ thống quản lý khách hàng Adahub CRM có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống tổng đài Call Center, giúp doanh nghiệp thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng một cách đầy đủ và hiệu quả
- Hệ thống gọi điện tự động Callbot AI
Việc sử dụng hệ thống gọi điện tự động Callbot AI doanh nghiệp dễ dàng tự động hoá quy trình telemarketing tới khách hàng nhờ khả năng nhận diện giọng nói, phân tích phản hồi của khách hàng và tự động lưu trữ dữ liệu, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi lịch sử tương tác và tối ưu chiến lược tiếp cận. Ngoài ra Callbot AI hoạt động 24/7, nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí và mang đến trải nghiệm chuyên nghiệp hơn cho khách hàng.
Tạm kết
Hy vọng rằng qua thông tin hữu ích trong bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm những kiến thức hữu ích về telemarketing và làm thế nào để sở hữu một hệ thống telemarketing hiệu quả nhất. Mọi nhu cầu hay có vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng mình để nhận được sự hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, nhiệt tình và chính xác nhất nhé!
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp giúp nâng cao hiệu quả telemarketing cho doanh nghiệp hãy liên hệ với UCALL ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ.