Giới thiệu
Marketing 5.0 (Tiếp thị 5.0) là việc ứng dụng các công nghệ bắt chước con người để sáng tạo, giao tiếp, truyền tải và nâng cao giá trị trong suốt hành trình khách hàng. Marketing 5.0 dựa trên yếu tố lấy con người làm trung tâm của Marketing 3.0 và sức mạnh công nghệ của Marketing 4.0.
Một trong những chủ đề thành phần quan trọng của marketing 5.0 là công nghệ nhắm tới việc bắt chước năng lực con người của marketer như AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo), NLP (Natural language processing – Xử lý ngôn ngữ tự nhiên), TTS (Text to speech – tổng hợp tiếng nói), STT (Speech to text – Nhận diện tiếng nói) hay còn gọi là ASR (Automated speech recognition).
Đọc thêm: Ứng dụng Callbot Xu Hướng Trải Nghiệm Khách Hàng mới trong năm 2022
Công nghệ có thể hỗ trợ Marketing như thế nào?

Sự nổi lên của công cụ tìm kiếm, phương tiện truyền thông xã hội, sự tăng trưởng theo cấp số nhân của thương mại điện tử cho Marketer thấy được lợi ích to lớn của việc số hoá. Có 5 cách công nghệ có thể thúc đẩy marketing.
Ra nhiều quyết định dựa trên thông tin hơn nhờ vào dữ liệu lớn
Trong môi trường số, mọi điểm chạm của khách hàng như giao dịch, liên hệ trung tâm chăm sóc khách hàng, email trao đổi,… đều được lưu trữ. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể để lại thông tin trên mạng xã hội qua các bài đăng, comment, tham gia các hội nhóm,…
Những dữ liệu này nếu được phân tích và và khai thác có thể giúp doanh nghiệp thực hiện marketing cá nhân hoá 1-1 ở quy mô lớn.
Dự đoán kết quả của các chiến lược và chiến thuật marketing
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể xây dựng những chiến dịch marketing thành công. Do vậy, việc dự đoán kết quả dựa trên dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo là rất quan trọng giúp chúng ta đưa ra những chiến dịch hiệu quả hơn sau này.
Đem đến trải nghiệm số dựa trên ngữ cảnh vào thế giới thật IoT (Internet of things)
Đem đến trải nghiệm số dựa trên ngữ cảnh vào thế giới thật IoT cho phép doanh nghiệp thực hiện các điểm chạm vào không gian vật lý bằng cách sử dụng các cảm biến để xác định được ai đang đứng ở cửa hàng, từ đó đưa ra các gợi ý phù hợp cho khách hàng.
Tăng cường hiệu suất của hoạt động Marketing ở tuyến đầu để truyền tải giá trị
Các công nghệ AI như NLP, TTS, STT có thể gia tăng hiệu suất các hoạt động giao tiếp trực tiếp với khách hàng bằng cách đảm nhận các nhiệm vụ có giá trị thấp hơn và trao quyền cho nhân sự tuyến đầu có thể điều chỉnh cách tiếp cận của mình. Chatbot, Callbot, Voice bot có thể xử lý tức thời các cuộc trò chuyện đơn giản với khối lượng rất lớn.
Đọc thêm: Dẫn Đầu Ngành Dịch Vụ Cùng Giải Pháp Callbot Gọi Tự Động 2022

Đẩy nhanh việc triển khai các hoạt động marketing
Sở thích của khách hàng luôn hiện diện liên tục, điều này buộc doanh nghiệp phải tìm cách tạo lợi nhuận trong thời gian cơ hội ngắn. Công nghệ Chatbot, Callbot, Voicebot có thể hỗ trợ doanh nghiệp chăm sóc khách hàng 24/7 để không bỏ lỡ cơ hội một cách đáng tiếc
Đọc thêm: 4 Lý Do Nên Lựa Chọn Phần Mềm Tổng Đài Ảo UCALL Cho Doanh Nghiệp?
Những thách thức mà Marketer phải đối mặt trong thế giới số

Khoảng cách thế hệ
Do mỗi thế hệ được định hình bởi 1 môi trường văn hoá xã hội và kinh nghiệm sống khác nhau nên họ cũng có những sở thích, thái độ khác nhau đối với sản phẩm và dịch vụ nên Marketer cần đưa ra những giải pháp khác nhau để tiếp cận các thế hệ này.
5 thế hệ:
- Baby Boomer (1946 – 1964): Ngày nay mức sống giàu có và tuổi thọ cao hơn, nhiều Baby Boomer chọn nghỉ hưu trễ và kéo dài sự nghiệp. Một số người vẫn giữ vai trò điều hành trong doanh nghiệp, thường bị thế hệ trẻ hơn cho là không biết áp dụng công nghệ.
- Gen X (1965 -1980): Mặc dù bị marketer bỏ qua vì kẹp giữa thế hệ Baby Boomer và thế hệ Y, thế hệ X ngày nay vẫn trở thành lực lược quan trọng nhất trong xã hội.
- Gen Y (1981 – 1996): Họ là thế hệ đầu tiên gắn bó chặt chẽ với phương tiện truyền thông xã hội và thích nghi nhanh chóng với công nghệ.
- Gen Z (1997 – 2009): Được sinh ra trong thời kỳ Internet trở nên phổ biến, thế hệ này được coi là những dân cư bản địa kỹ thuật số đầu tiên.
- Gen Alpha (2010 – 2025): Thế hệ này được nuôi dưỡng bởi thế hệ Y và chịu ảnh hưởng bởi thế hệ Z nên họ chủ động tiếp thu nhiều nội dung trên thiết bị di động từ khi còn nhỏ
Phân hoá giàu nghèo
Một trong những thách thức chính của marketer hiện nay là sự phân hoá cực đoan đang diễn ra ở mọi khía cạnh của cuộc sống con người. Khi mọi thứ đều phân hoá, chỉ có 2 cách ý nghĩa để định vị thương hiệu và doanh nghiệp là hoà nhập và bền vững.
Khoảng cách số
Khoảng cách số vẫn tồn tại. Ít nhất là mất 10 năm nữa để đạt được phổ cập Internet. Để trở thành xã hội số hoàn chỉnh, chúng ta cần áp dụng công nghệ vào mọi khía cạnh của cuộc sống, không chỉ đơn thuần là truyền thông trực tuyến và truyền thông xã hội.
Trong marketing 5.0, doanh nghiệp cần chứng minh cho khách hàng thấy ứng dụng rõ ràng của công nghệ có thể nâng cao hạnh phúc con người. Để mang lại trải nghiệm khách hàng cao cấp, việc kết hợp các phương pháp công nghệ cao, cảm xúc cao là bắt buộc.
Những chiến lược mới cho Marketing được hỗ trợ bởi công nghệ

Tổ chức sẵn sàng với chuyển đổi số
Đại dịch Covid đã bất ngờ trở thành yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số trên toàn cầu. Các doanh nghiệp và thị trường đều buộc phải thích nghi với hạn chế đi lại và do đó phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật số. Đây là lời chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp ngừng việc trì hoãn các nỗ lực số hoá. Một tổ chức sẵn sàng với kỹ thuật số sẽ được chuẩn bị cho những gì xảy ra tiếp theo khi gen Z chiếm lĩnh thị trường trên toàn thế giới.
Tuy nhiên khi nói về chuyển đổi số, không có mẫu số chung nào về cách tiếp cận. Mỗi ngành nghề và mỗi doanh nghiệp đều có những tình trạng sẵn sàng với chuyển đổi số khác nhau.
Bước đầu tiên là phải đánh giá được mức độ sẵn sàng của khách hàng mà doanh nghiệp đang phục vụ. Tiếp theo là tự đánh giá năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp. Dựa trên các đánh giá, doanh nghiệp triển khai các chiến lược dịch chuyển khách hàng cũng như chuyển đổi số.
Công nghệ kế tiếp
Công nghệ kế tiếp đã được phát triển trong nhiều thập kỷ nhưng vẫn còn trong trạng thái ngủ đông. Trong thập kỷ tới, những công nghệ này cuối cùng cũng sẽ mang lại ứng dụng to lớn. Mọi điều kiện nền tảng đều đã sẵn có như năng lực tính toán, phần mềm mã nguồn mở (open source), Internet tốc độ cao, điện toán đám mây, thiết bị di động và dữ liệu lớn (big data).
Công nghệ kế tiếp nhằm mục đích mô phỏng trí tưởng tượng của con người (AI, AR, VR) cũng như tại tạo mối quan hệ của con người (IoT, Blockchain).
Trải nghiệm khách hàng mới
Trong diện khách hàng, con người và máy móc cũng có thể phối hợp với nhau. Thông thường, việc lựa chọn kênh phụ thuộc vào phân cấp của khách hàng. Tương tác với con người thường được dành cho những khách hàng có tiềm năng cao và những khách hàng có giá trị nhất do chi phí phục vụ cao.
Trong khi đó, máy móc được phân công cho việc xác định chất lượng khách hàng tiềm năng cũng như tương tác với các khách hàng có chi phí phục vụ thấp.
Việc hiểu được khả năng tự động hoá và sự tiếp xúc của con người có thể là bước quan trọng đầu tiên để thiết kế một trải nghiệm khách hàng đa kênh xuất sắc.
– Ưu điểm của máy móc
- Hiệu quả trong việc xử lý dữ liệu, trích xuất thông tin và quản trị kiến thức
- Sành sỏi trong tư duy hội tụ, có cấu trúc và khám phá các mẫu mình
- Xuất sắc trong áp dụng tư duy logic tuân theo các thuật toán nhất định
- Đáng tin cậy cho các tác vụ lặp lại và có thể lập trình được với tốc độ cao và quy mô lớn
– Ưu điểm của con người
- Có khả năng lọc thông tin nhiễu, rút ra insights và phát triển trí tuệ
- Giỏi trong tư duy phân kỳ và tìm ra những giải pháp đột phá
- Nhuần nguyễn trong việc sử dụng thấu cảm để tạo ra một kết nối hợp lý
- Linh hoạt cho các tác vụ đòi hỏi thấu hiểu về bối cảnh và lập luận theo lẽ thông thường
Trải nghiệm khách hàng là cách mới để thành công trong các thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Để tạo ra một trải nghiệm xuyên suốt các điểm từ nhận biết,… đến ủng hộ thì việc tận dụng các công nghệ tiên tiến là điều bắt buộc.
Trong marketing, các trường hợp sử dụng công nghệ kế tiếp trải rộng trên bảy điểm tiếp xúc khác nhau: quảng cáo, content marketing, marketing trực tiếp, CRM bán hàng, kênh phân phối, sản phẩm & dịch vụ và CRM dịch vụ.
Công nghệ chủ yếu hữu ích để phân tích dữ liệu và khám phá insights về thị trường mục tiệu cụ thể. Vai trò sự tiếp xúc của con người cũng không được coi thường vì nó sẽ giúp cân bằng tốc độ và hiệu suất mà công nghệ đem lại với trí tuệ, sự linh hoạt và đồng cảm.
Những câu hỏi thường gặp về Marketing 5.0
Xu hướng Marketing 5.0 cũng mang tới nhiều tác động tới các doanh nghiệp hiện nay. Cùng UCALL giải đáp một số thắc mắc về Marketing 5.0 ngay dưới đây nhé.
Marketing 5.0 là gì và nó khác gì so với các phiên bản trước?
Marketing 5.0 là một sự tiến hóa trong cách tiếp cận marketing, kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và yếu tố nhân văn. Trong khi Marketing 4.0 chú trọng vào việc kết nối khách hàng qua các kênh số, Marketing 5.0 sử dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn (big data), và các công nghệ mới để không chỉ hiểu và phân tích hành vi khách hàng mà còn tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa sâu sắc. Điều này mang lại một sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa thương hiệu và khách hàng.
Doanh nghiệp cần làm gì để xây dựng chiến lược Marketing 5.0?
Để xây dựng chiến lược Marketing 5.0, doanh nghiệp cần tích hợp các công nghệ tiên tiến như AI, phân tích dữ liệu và tự động hóa vào chiến lược marketing của mình. Bước đầu tiên là hiểu rõ khách hàng qua các dữ liệu lớn và từ đó tạo ra các chiến dịch marketing được cá nhân hóa. Các doanh nghiệp cũng cần sử dụng các công cụ để đo lường hiệu quả chiến dịch và không ngừng tối ưu hóa chúng để phù hợp với nhu cầu thay đổi của thị trường.
Công nghệ đóng vai trò như thế nào trong chiến lược Marketing 5.0?
Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong Marketing 5.0. Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), blockchain, và tự động hóa marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, tối ưu hóa các chiến lược và tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa. Công nghệ không chỉ giúp gia tăng hiệu quả mà còn giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài và tạo sự gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng.
Cách nào doanh nghiệp có thể áp dụng Marketing 5.0 để tăng trưởng bền vững?
Doanh nghiệp có thể áp dụng Marketing 5.0 để tăng trưởng bền vững bằng cách kết hợp dữ liệu và công nghệ để hiểu rõ khách hàng, từ đó tạo ra các chiến lược tiếp thị linh hoạt và hiệu quả. Một chiến lược bền vững sẽ bao gồm việc sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để nhận diện các xu hướng mới, đưa ra quyết định đúng đắn, và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua những trải nghiệm phù hợp với từng cá nhân.
Những thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi áp dụng Marketing 5.0 là gì?
Khi áp dụng Marketing 5.0, doanh nghiệp có thể gặp phải một số thách thức như việc đầu tư vào công nghệ và hạ tầng cần thiết, đào tạo nhân viên sử dụng các công cụ mới, và xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ. Ngoài ra, việc duy trì sự cân bằng giữa công nghệ và yếu tố nhân văn trong các chiến lược marketing cũng là một thử thách lớn. Tuy nhiên, nếu được triển khai đúng cách, Marketing 5.0 sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho doanh nghiệp.
Các tài liệu đọc thêm về ứng dụng marketing 5.0
- Thực hiện survey khách hàng bằng Callbot
- Giải pháp Callbot gọi tự động cho ngành tài chính
- Giải pháp Callbot gọi tự động cho ngành giáo dục
- Giải pháp Callbot gọi tự động cho ngành bất động sản
- Giải pháp Callbot gọi tự động cho ngành làm đẹp và Spa
Nếu bạn cần tìm hiểu rõ hơn về giải pháp Marketing 5.0 của UCALL, quy trình hoạt động cũng như lợi ích mà giải pháp Marketing tự động UCALL mang lại thì hãy truy cập website: ucall.vn.
Hoặc liên hệ ngay cho UCALL qua Hotline: 0248 882 8866 để được tư vấn chi tiết ngay hôm nay nhé!